Đàn áp Ki-tô giáo dự kiến sẽ tăng vào năm 2014
Những cuộc bách hại Ki-tô hữu dự kiến sẽ tăng trong năm 2014, theo một tổ chức phi lợi nhuận mà nhiệm vụ của họ là nâng cao nhận thức về những cuộc đàn áp Ki-tô giáo và cung cấp hỗ trợ mục vụ và thực tế cho các Ki-tô hữu bị bắt bớ trên toàn giới.
Công bố trước quốc tế đã nhấn mạnh hai khu vực vực mà các Ki-tô hữu đang phải đối mặt trước những thách thức trong năm nay, phát ngôn viên Andrew Boyd cho biết.
Thứ nhất, ông nói “tiếp tục nổi lên những cuộc đàn áp thuộc Hồi giáo” dưới hình thức của những nhóm chiến binh đang tìm cách thay đổi chính phủ trong những quốc gia của họ và để nắm quyền lực, cụ thể là Afghanistan và Nigeria, cả hai quốc gia này tổ chức bầu cử trong năm nay.
Phe Taliban ở Afghanistan, ông nói, rất có thể sẽ gia tăng các cuộc tấn công khi quân đội NATO rút khỏi vào cuối năm 2014. Ở Nigeria, nhóm chiến binh Hồi giáo Boko Haram đã tuyên chiến với tổng thống Nigeria và với những Ki-tô hữu, ông Boyd nói.
Khu vực khó khăn thứ hai là thế giới cộng sản và hậu cộng sản. Boyd xác định Bắc Triểu Tiên là mối quan tâm lớn nhất. “Bắc Triều Tiên đã đứng đầu danh sách của nhiều tổ chức là tên khủng bố Ki-tô giáo bẩn thỉu nhất thế giới trong vài năm gần đây,” ông nói.
Ông còn xác định một động lực đặc biệt ở những quốc gia Trung Á, nơi mà người Hồi giáo chiếm đa số và nền văn hóa của chủ nghĩa cộng sản cùng đồng lõa. Cho dù hiến pháp thế tục, ở những quốc gia này, “nơi mà bạn ở có một nền văn hóa Hồi giáo mãnh liệt và một nền văn hóa cộng sản mạnh mẽ, ở đó chắc chắn bạn sẽ gặp nhiều áp bức,” Boyd nói.
Trình bày về tình hình ở Afghanistan, Boyd giải thích rằng “bất kỳ người nào cải sang đạo Ki-tô giáo (có) hoặc phải đối mặt với sự đàn áp bời nhà nước hoặc có nguy cơ bị giết bởi những người thân của họ.”
Có những Ki-tô hữu đang hoạt động ở Afghanistan và nhiều người Hồi giáo muốn cải đạo. Con số này rất ít vì sự chống đối họ vô cùng nghiêm trọng và chính quyền hiện nay đang ngoảnh mặt làm ngơ trước sự đàn áp trong nước,” ông cho biết.
Boyd cho biết tình hình hiện nay rất quan trọng ở Afghanistan là dễ hiểu, dù ở đó có ít người Ki-tô giáo, bởi nó phục vụ như “một sự phản ảnh những gì đang xẩy ra ở những quốc gia khác, nơi mà có sự cứng nhắc về trào lưu chính thống tôn giáo chống lại Ki-tô giáo và với nững ai muốn thay đổi tín ngưỡng của họ.”
Những Ki-tô hữu, lưu ý những lời Chúa Giê-su đã dạy, biết nơi đó luôn xẩy ra đàn áp, Boyd phát biểu. “Nhưng điều đó không có nghĩa là chúng ta lặng thinh chịu trận,” ông nói thêm, Thánh Kinh kêu gọi các Ki-tô hữu nhớ đến cả hai những người phải gánh chịu đau khổ và lên tiếng chống lại bất công, ông tiếp tục:
“Cần phải tích cực ủng hộ. Cần phải nói rằng (việc đàn áp) đây là sai trái,” ông nói “chính phủ cần phải đưa ra hành động để giải quyết như thế nào về việc này. Pháp luật bất công. Chúng cần phải sửa đổi.”
Jos. Tú Nạc, NMS
Nguồn: thanhlinh.net