03 Tháng Chín
Ði Một Ngày Ðàng, Học Một Sàng Khôn
Cách đây không lâu, một cặp thanh
niên người Pháp đã đến Phi Luật Tân bằng chiếc xe đạp riêng của họ. Nước Phi là
quốc gia thứ 31 họ dùng xe đạp để đi tham quan. Trong vòng 7 năm qua, họ đã
không ngừng di chuyển một cách thích thú trên hầu hết các nước và đã học hỏi
nhiều kinh nghiệm khác nhau. Họ đã bỏ ra 3 năm để đạp từ Pháp xuyên qua đến
Thái Lan. Họ dành một năm làm việc trong các trại tị nạn dọc biên giới Thái,
chín tháng để đi xuyên qua Trung Hoa Lục Ðịa, sáu tháng để tham quan Nhật Bản,
Ðại Hàn và Ðài Loan.
Người con gái tên là Claude đã
giải thích mục đích của cuộc mạo hiểm như sau: "Kể từ thời của Marco Polo,
con người không ngừng đi thám hiểm thế giới với nhiều lý do và với nhiều phương
tiện khác nhau. Trong thời đại du hành vũ trụ này, việc đi vòng quanh thế giới
bằng phương tiện thô hiển như xe đạp vẫn không ngừng thu hút nhiều người... Mạo
hiểm như thế để giúp thay đổi cuộc sống của chúng tôi, để cùng trải qua một
kinh nghiệm quá lớn lao".
Cuộc mạo hiểm nào cũng thích thú và nguy hiểm. Claude kể lại rằng tại Thái Lan, họ đã bị hai tên cướp chận đường toan hành hung. Tại Trung Ðông, họ đã chứng kiến cảnh chết chóc hằng ngày. Và nhất là tại Ấn Ðộ, sau khi đã trải qua vài tuần lễ tại một vài trại cùi, họ đã ghi lại trong các sổ ghi niệm của các trung tâm này như sau: "Sau khi đã đến đây, chúng tôi cảm thấy không còn gì để than phiền trong cuộc sống này nữa".
Cuộc mạo hiểm nào cũng thích thú và nguy hiểm. Claude kể lại rằng tại Thái Lan, họ đã bị hai tên cướp chận đường toan hành hung. Tại Trung Ðông, họ đã chứng kiến cảnh chết chóc hằng ngày. Và nhất là tại Ấn Ðộ, sau khi đã trải qua vài tuần lễ tại một vài trại cùi, họ đã ghi lại trong các sổ ghi niệm của các trung tâm này như sau: "Sau khi đã đến đây, chúng tôi cảm thấy không còn gì để than phiền trong cuộc sống này nữa".
Có lẽ đó là kinh nghiệm lớn lao
nhất mà những người trẻ này đã cảm nhận được trong cuộc sống. Chạm chán với bao
nguy hiểm, sờ được từng nỗi đau khổ, cảm nghiệm được niềm vui của từng dân tộc
khác nhau... Tất cả những kinh nghiệm ấy cho họ thấy rằng: người ta có thể vượt
qua được tất cả mọi hàng rào ngăn cách để đến với nhau và nơi nào con người cảm
thấy mình đang sống trong gia đình, thì đó là nhà của họ, là quê hương của họ.
Ðời
là một chuyến đi... Không những đi một ngày đàng, học một sàng khôn, mà đi để
tiến gần đến mục đích của cuộc sống.
Tổ
phụ Abraham đã được Chúa gọi để bỏ quê hương, bỏ tất cả mọi sự và lên đường đến
một nơi vô định. Dân Do thái đã được Chúa mời gọi rời bỏ Ai Cập để tiến về đất
hứa.
Ra
đi là chết trong lòng một ít. Cuộc ra đi nào cũng đòi hỏi con người phải dứt
khoát, có khi phải từ bỏ những gì mình yêu thích nhất trong cuộc đời. Abraham
đã từ bỏ quê hương. Có gì quý giá và thân yêu bằng nơi chôn nhau cắt rún... Tiên
tri Êlisê đã phải giết bò và dùng cày để nướng thịt bò trước khi lên đường theo
tiên tri Elia... Các môn đệ của Chúa Giêsu đã bỏ nghề nghiệp, vợ con, tất cả
mọi sự để lưu lạc nay đây mai đó với Chúa Giêsu. Cuộc ra đi nào cũng là một mất
mát... Nhưng có mất mát mới tìm lại được những gì quý hóa hơn.
Giáo
Hội đã được định nghĩa như dân Chúa trên đường lữ thứ trần gian hướng về Thiên
Quốc. Mỗi người Kitô được mời gọi để tham dự vào cuộc lữ hành này.
Họ
không trẩy đi cô độc một mình. Nhưng bên cạnh họ, từng đoàn người tiến bước
trong hân hoan. Người ta không tiến bước trong buồn bã bởi vì đích điểm đang
chờ đợi họ là cả một khung trời của an vui, hạnh phúc...
Cuộc
lữ hành nào cũng đầy cam go. Nhưng người Kitô không tiến bước với đôi tay trơ
trọi. Hành trang của họ chính là Sức Sống mà Ðức Kitô hằng thông ban cho họ. Cũng
giống như người Do Thái trên đường trở về đất hứa luôn được nuôi dưỡng bằng
manna và được hướng dẫn bởi cột lửa giữa đêm thâu, người Kitô cũng tiến bước bằng
sức mạnh của Chúa Kitô.
Trích sách Lẽ Sống