Làm Sao Biết Thiên Chúa?
Khi nói BIẾT một người thì có nhiều cấp độ:
Biết tên, biết tuổi, biết mặt, biết địa chỉ, biết nhà, biết tiếng… dễ thôi!
Biết lòng biết dạ thì thật khó: “Dò sông dò biển dễ do, lòng người nham hiểm ai đo cho cùng”.
Riêng “biết tay” thì cả người cho biết lẫn người được biết đều ngán!
Trong Cựu Ước thì Thiên Chúa không cho biết tên.
Khi ông Môsê hỏi khéo: “Nếu họ hỏi con: Tên Đấng ấy là gì? Thì con sẽ nói với họ làm sao? Thiên Chúa phán với ông: “Ta là Đấng Ta Là”… Rồi Thiên Chúa cho ông một cách nói dễ hiểu: « Ngươi sẽ nói với con cái nhà It-ra-en thế này: Đức Chúa, Thiên Chúa của cha ông anh em, Thiên Chúa của Ap-ra-ham, Thiên Chúa của I-xa-ác, Thiên Chúa của Gia-cóp, sai tôi đến với anh em. Đó là Danh hiệu các ngươi sẽ dùng mà kêu cầu Ta từ đời này đến đời kia » (Xh 3,13-15).
So sánh với chuyện thường ngày : khách tới bấm chuông. Đứa con ra mở cửa. Khách hỏi : «Bố cháu có nhà không ?» Đứa con không bíêt ông khách, lễ phép hỏi: thưa ông, ông là ai ạ? Khách đáp : « Cháu nói với Bố là có ông bạn cũ của ông nội cháu tới thăm !»
Thiên Chúa không cho biết tên, nhưng lại gọi tên không phải «ông tổ ba đời» mà «ba đời ông tổ» ra để nói. Ông Môsê hỏi khéo, Chúa trả lời còn khéo hơn!
Tuổi của Thiên Chúa thì vượt ngoài khả năng đếm của chúng ta: từ khi chưa có đất trời!
Xưa Chúa đã đặt nền trái đất
chính tay Ngài tác tạo vòm trời.
Chúng tiêu tan, Chúa còn hoài,
Chúng như áo cũ thảy rồi mòn hao.
Ngài thay chúng khác nào thay áo,
nhưng chính Ngài tiền hậu y nguyên;
tháng năm Ngài vẫn triền miên
(Tv 102,26-28).
chính tay Ngài tác tạo vòm trời.
Chúng tiêu tan, Chúa còn hoài,
Chúng như áo cũ thảy rồi mòn hao.
Ngài thay chúng khác nào thay áo,
nhưng chính Ngài tiền hậu y nguyên;
tháng năm Ngài vẫn triền miên
(Tv 102,26-28).
Thiên Chúa cũng không cho biết mặt. Ông Môsê xin Chúa cho thấy mặt một tí, Chúa bảo không được, thấy mặt Chúa là chết liền ! (Xh 33,18-20).
Thiên Chúa cho biết nhà nhưng lại không thể nào tới được, vì Chúa ngự trên trời, đất là bệ dưới chân Chúa. « Thiên Chúa chúng ta ở trên trời, muốn làm gì là Chúa làm nên » (Tv115,3).
Trong Tân Ước, hai môn đệ đầu tiên xin địa chỉ, Chúa không có địa chỉ, nhưng Chúa mời và cho đi theo: «đến mà xem». Xem rồi thì hết muốn về! (Ga 1,38-39).
Đến cuối, Chúa cho biết Chúa ở đâu (Ga 14,8-11), nhưng chỉ có thể tới được nếu chịu để Chúa «cõng» về (Ga 14,6-7)! Và Chúa cam đoan là Chúa đi dọn chỗ trong nhà Cha rồi sẽ đến cõng chúng ta về! (Ga 14,2-3).
Nhưng trong Cựu Ước Chúa thích cho «biết tiếng».
Cô Ra-hab ở Giê-ri-khô đã thú nhận: «Chúng tôi nghe đồn là Đức Chúa đã làm cạn Biển Sậy.. khi chúng tôi nghe đồn, thì tâm thần chúng tôi sợ hãi như muốn chảy tan ra, không ai còn nhụê khí… Vì Đức Chúa, Thiên Chúa của các ông, là Thiên Chúa ngự chốn trời cao cũng như nơi đất thấp» (Giô-su-ê 2,9-10).
«Tiếng» của Chúa sẽ vang dội suốt lịch sử Dân Chúa và làm nền móng cho lòng tin, cậy, mến:
Lạy Thiên Chúa, tai chúng con đã từng được nghe
truyện cha ông vẫn thường kể lại
về công trình Chúa đã làm nên,
thời các cụ thuở xa xưa ấy.»
(Tv 44,2).
truyện cha ông vẫn thường kể lại
về công trình Chúa đã làm nên,
thời các cụ thuở xa xưa ấy.»
(Tv 44,2).
Nhưng cho «biết tiếng» cũng có khi phiền cho Thiên Chúa.
Ông Môsê hai lần «bắt bí» Thiên Chúa khi thiên Chúa toan tiêu diệt dân vì tội phản lọan và xin được Chúa tha thứ.
Lần thứ nhất ngay sau Giao Ước Xi-nai, dân bỏ Chúa mà thờ con bê bằng vàng: «Tại sao người Ai Cập lại có thể rêu rao: chính vì ác tâm mà Người đã đưa chúng ra để giết chúng trong miền núi và tiêu diệt chúng khỏi mặt đất» (Xh 32,12).
Lần thứ hai khi gần tới đất Can-na-an, dân kêu ca vì khổ cực : « Người Ai Cập đã nghe biết rằng Ngài đã dùng sức mạnh của Ngài mà đưa dân này ra khỏi đất chúng. Và chúng đã kể lại việc đó cho cư dân đất này. Dân đất này đã nghe biết rằng chính Ngài, Đức Chúa, Ngài ở giữa dân này… Các nước dã từng nghe tiếng Ngài sẽ nói: Chính bởi vì Đức Chúa đã không thể đem dân ấy vào đất mà Người đã thề ban cho chúng, mà Người đã hạ sát chúng trong sa mạc» (Ds 11,13-16).
Sau này khi Chúa đã thẳng tay trừng phạt, bắt dân đi lưu đầy, thì Chúa cũng vẫn bị tác động vì ngại «tai tiếng», «mất mặt» : «Ta đã trút xuống trên chúng cơn thịnh nộ của Ta… Ta dã tung chúng đi các dân và gieo chúng vào trong các nước. Ta đã căn cứ vào lối sống và các hành vi của chúng mà xét xử. Chúng đã làm cho Danh Ta bị xúc phạm giữa các dân mà chúng đi đến khiến người ta nói về chúng rằng : «Đó là dân của Đức Chúa, chúng đã phải ra khỏi xứ của Người». Nhưng Ta ái ngại cho Thánh Danh Ta đã bị nhà It-ra-en xúc phạm…
«Hỡi nhà It-ra-en, không phải vì các ngươi mà Ta hành động, mà vì Danh Thánh của Ta… Ta sẽ biểu dương Danh Thánh thiện vĩ đại của Ta… Bấy giờ chư dân sẽ nhận biết chính Ta là Đức Chúa khi Ta biểu dương sự thánh thiện của Ta nơi các ngươi ngay trước mắt chúng… Bấy giờ chư dân còn sống sót ở chung quanh các ngươi sẽ nhận biết chính Ta là Đức Chúa» (Ed 36,18-36).
Thế là Thiên Chúa để lộ cho chúng biết được một yếu điểm của Ngài: Thiên Chúa không sợ ai cũng không sợ gì, chỉ sợ bị tai tiếng, mất mặt!
Các thánh vịnh nhiều lần dùng yếu điểm này để xin Thiên Chúa can thiệp: «Khi thiên hạ thường ngày cứ hỏi: «Này Thiên Chúa ngươi đâu?» (Tv 42,4.10). «Sao Ngài để cho dân ngọai nói: «Thiên Chúa chúng ở đâu?» (Tv 79,10 ;115,2).
Sở dĩ người ta «biết tiếng» là vì Thiên Chúa cho «biết tay»!
Người phàm mà «cho biết tay» thì có nhiều cách, nhưng thường chỉ có một mục đích: làm cho sợ, đánh cho chừa! Họan Thư cho Thúc Sinh và Thúy Kiều biết tay bằng cách «Làm cho nhìn chẳng được nhau», rồi mở lối cho Thúy Kiều trốn đi. Thúy Kiều sẽ nhờ Từ Hải cho những kẻ đã phá họai cuộc đời của nàng «biết tay», nhưng cũng còn «nhớ ơn» và tha mạng cho Họan Thư vì đã hé cho mình một lối thóat.
Thiên Chúa «cho biết tay» thì phong phú hơn nhiều, cả về mục đích lẫn phương thế.
Thiên Chúa làm nên cả vũ trụ nhưng chưa có ai để «biết tay» Ngài, nên Ngài phải ra tay nặn thành con người và hà hơi vào lỗ mũi để con người trở nên một sinh vật, có thể ngắm tầng trời mà nhận ra ngón tay của Thiên Chúa:
Lạy Đức Chúa là Chúa chúng con,
lẫy lừng thay Danh Chúa khắp trên địa cầu!
Ngắm tầng trời ngón tay Chúa tạo,
ngắm vầng trăng và muôn sao Chúa đã an bài… »
(Tv 8).
lẫy lừng thay Danh Chúa khắp trên địa cầu!
Ngắm tầng trời ngón tay Chúa tạo,
ngắm vầng trăng và muôn sao Chúa đã an bài… »
(Tv 8).
Khi ông Ap-ra-ham nằm trong lều bên bà vợ già không còn gì để hứa hẹn, tâm trí ông cũng tối đen như bóng đêm dưới mái lều, ông trách Thiên Chúa vì không giữ lời đã hứa cho ông một đứa con : «Lạy Đức Chúa là Chúa Thượng con, Chúa sẽ cho con cái gì? Con ra đi mà không con cái…Thiên Chúa đưa ông ra ngòai và phán: «Hãy ngước mắt lên trời và thử đến các vì sao… » (St 15,1-5)
Khi ông Gióp bị bấn lọan vì một đàng thân xác đau khổ tột cùng do Xa-tan hành hạ, đàng khác lại còn bị bạn bè sỉ vả, kết án, Thiên Chúa cũng cho cùng một toa thuốc: Thiên Chúa bảo ông ngưng nhìn vào chính mình để nhìn trời đất :
«Ngươi ở đâu khi Ta đặt nền móng cho đất ? Nếu ngươi thông hiểu thì cứ nói đi… ».
Khi nhìn trời đất, «biết tay» Thiên Chúa rồi thì ông Gióp thưa:
Vâng, con đây tầm thường bé nhỏ,
biết nói chi để trả lời Ngài?
Con sẽ đưa tay che miệng
(G 38-40).
biết nói chi để trả lời Ngài?
Con sẽ đưa tay che miệng
(G 38-40).
Thiên Chúa chưa chịu ngưng, Ngài còn tiếp tục đưa ông đi sở thú, cho ông xem những con vật kỳ quái nhất. Bây giờ thì ông Gióp đầu hàng hoàn toàn:
“Con biết rằng việc gì Ngài cũng làm được… Trước kia con chỉ được biết về Ngài nhờ người ta nói lại, nhưng giờ đây chính mắt con chứng kiến. Vì thế điều đã nói con xin rút lại, trên tro bụi, con sấp mình thống hối ăn năn” (G 41-42,6).
Khởi đầu thì ông Gióp “ngồi trên đống tro, lấy mảnh sành mà gãi”, vì “ông mắc phải chứng ung nhọt ác tính từ bàn chân cho đến đỉnh đầu”. (G 2,7-8) [Thân xác ông như cái bình sành đã vỡ!].
Bây giờ thì nhờ chiêm ngắm trời đất và được đi sở thú, ông đã “biết tay” Thiên Chúa nên chính mắt ông đã chứng kiến Thiên Chúa, ông tiếp tục ngồi trên đống tro mà thông hối ăn năn.
Thánh Phaolô sẽ quả quyết: “Điều gì người ta có thể biết về Thiên Chúa, thì rõ ràng đối với họ, bởi Thiên Chúa đã cho họ thấy rõ. Quả thế, từ khi vũ trụ được tạo thành, những gì người ta không thể nhìn thấy được nơi thiên Chúa, tức là quyền năng vĩnh cửu và thần tính của Người, thì trí khôn con người có thể nhìn thấy được qua những công trình của Người” (Rm 1,19-20).
Vi thế mà có tới hai thánh vịnh mở đầu giống nhau:
Kẻ ngu si tự nhủ: “Làm chi có Chúa Trời!”…
Từ trời cao, Chúa nhin xuống loài người,
xem ai là kẻ có lương tri, biết kiếm tìm Thiên Chúa
(Tv 14 và 53,1-2)
Từ trời cao, Chúa nhin xuống loài người,
xem ai là kẻ có lương tri, biết kiếm tìm Thiên Chúa
(Tv 14 và 53,1-2)
Nhưng kẻ khinh thường nhục mạ Thiên Chúa mà phải “biết tay” thì khốn đốn.
Lần đầu tiên Môsê vào gặp Pha-ra-ô để truyền lệnh của Thiên Chúa: “Hãy thả cho dân Ta đi, để chúng mở lễ kính Ta trong sa mạc”, Pha-ra-ô đáp: “Đức Chúa là ai, khiến Ta phải nghe lời mà thả cho It-ra-en đi? Ta chẳng biết Đức Chúa, cũng không thả cho It-ra-en đi” (Xh 5,1-2).
Thiên Chúa liền hứa sẽ cho Pha-ra-ô “biết tay”: “Đức Chúa phán với ông Môsê: “Giờ đây người sắp thấy điều Ta làm cho Pha-ra-ô: bị áp lực của một bàn tay mạnh mẽ, vua ấy sẽ phải thả cho họ đi; bị áp lực của một bàn tay mạnh mẽ, vua ấy sẽ đuổi họ ra khỏi nước” (Xh 6,1). Cuối cùng khi đã “biết tay” Thiên Chúa, Pha-ra-ô phải năn nỉ họ ra đi: “Đi đi và cầu phúc cho ta nữa” (Xh 12,31-32).
Sau này khi vua Khit-ki-gia nhận được thư vua Xan-khê-ríp đe dọa và nhục mạ Thiên Chúa, vua cầm lấy thư “rồi lên nhà Đức Chúa, mở thư ra trước nhan Đức Chúa. Vua cầu nguyện trước nhan Đức Chúa rằng: “Lạy Đức Chúa… xin lắng tai nghe, xin đưa mắt nhìn, xin nghe rõ những lời Xan-khê-ríp là kẻ đã sai người đến thóa mạ Thiên Chúa hằng sống… Xin đóai thương cứu chúng con khỏi tay vua ấy, để mọi vương quốc trần gian nhận biết rằng chính Ngài, và chỉ mình Ngài mới là Thiên Chúa.” (2V 19,14-19). Hậu quả thật khủng khiếp. Đạo quân hùng hậu của Xan-khê-ríp chết gần hết trong một đêm, Xan-khê-ríp thóat thân về tới Ni-ni-vê thì bị hai người con trai hạ sát trong đền thờ thần Nit-rốc.
Để quân bình, Tân Ước cũng có một chuyện tương tự, nhưng cộng đoàn môn đệ xin Thiên Chúa “cho biết tay” cách khác: sau khi hai tông đồ Phê-rô và Gio-an bị bắt nhốt, rồi được tha về và kể lại mọi sự, cả cộng đoàn “đồng tâm nhất trí cầu nguyện rằng: “Lạy Chúa… Giờ đây, lạy Chúa, xin để ý đến những lời ngăm đe của họ, và cho các tôi tớ Ngài đây được nói lời Ngài với tất cả sự mạnh dạn. Xin giơ tay chữa lành, và thực hiện những dấu lạ điềm thiêng, nhân danh Tôi Tớ Thánh của Ngài là Đức Giêsu”.
Kết quả: “Họ cầu nguyện xong thì nơi họ họp nhau rung chuyển; ai nấy được tràn đầy Thánh Thần và bắt đầu mạnh dạn nói lời Thiên Chúa” (Cv 4,23-31).
Bạn đọc có thể tìm trong các Thánh Vịnh và các sách thuộc bộ văn chương “Khôn Ngoan” trong Kinh Thánh, để thấy nhiều chỗ lý thú về những cách “biết” trên đây.
Tôi xin đi sang cái biết áp chót. Tôi nói áp chót, vì cái biết cuối cùng là “biết mặt Thiên Chúa”, “xem thấy mặt Đức Chúa Trời sáng láng vui vẻ vô cùng. Amen.
Ở đời này chỉ còn một cấp biết Thiên Chúa là “biết ý”, “biết lòng”, “biết bụng dạ” Thiên Chúa. Biết nhà, biết tiếng, biết tay…vẫn còn là bên ngòai.
Biết ý, biết lòng, biết bụng dạ mới là biết bên trong và mới có thể trở nên bạn hữu, thân thiết
Thiên Chúa nắn nên chúng ta nên “biết chúng ta được nhồi nắn bằng gì” và biết trong lòng chúng ta có những gì:
Con nghĩ tưởng gì Ngài thấu suốt từ xa,
đi lại hay nghỉ ngơi Chúa đều xem xét,
mọi nẻo đường con đi Ngài quen thuộc cả.
Miệng lưỡi con chưa thốt nên lời,
thì lạy Chúa, Ngài đã am tường hết”
(Tv 139, 2-4).
đi lại hay nghỉ ngơi Chúa đều xem xét,
mọi nẻo đường con đi Ngài quen thuộc cả.
Miệng lưỡi con chưa thốt nên lời,
thì lạy Chúa, Ngài đã am tường hết”
(Tv 139, 2-4).
Phía loài người thì thường thấy khó biết lòng dạ, biết ý Thiên Chúa… Nhưng đó lại là điều Thiên Chúa quan tâm nhất và đau khổ nhất, khác nào chàng trai đi tỏ tình mà bị “nàng cứ làm ngơ”, hay như cha mẹ chỉ muốn con nên người, thành công, hạnh phúc, nhưng con không nghe, không hiểu, không muốn. Đó là điều các ngôn sứ phải công bố và phải đau nỗi đau của Thiên Chúa, nhiều thánh vịnh cũng than van bằng cả hai hình ảnh vừa nói.
Từ Ai Cập Ta đã gọi con ta về, nhưng càng gọi chúng càng
Ta đã tập đi cho Ep-ra-im, đã đỡ cánh tay nó
nhưng chúng không hiểu là Ta chữa lành chúng.
Ta lấy dây nhân nghĩa, lấy mối ân tình mà lôi kéo chúng…
Nhưng At-sua sẽ lại làm vua nó, vì nó không chịu về với Ta
Dân Ta cứ miệt mài buông theo bội tín
Chúng được kêu mời hãy vươn lên, mà chẳng một ai ngóc đầu dậy
Hỡi Ep-ra-im, Ta từ chối ngươi sao nổi!
Hỡi It-ra-en, Ta trao nộp ngươi sao đành!…
Trái tim Ta thổn thức, ruột gan Ta bồi hồi
Vì Ta là Thiên Chúa chứ không phải người phàm» (Hs 11,1-9).
Ta đã tập đi cho Ep-ra-im, đã đỡ cánh tay nó
nhưng chúng không hiểu là Ta chữa lành chúng.
Ta lấy dây nhân nghĩa, lấy mối ân tình mà lôi kéo chúng…
Nhưng At-sua sẽ lại làm vua nó, vì nó không chịu về với Ta
Dân Ta cứ miệt mài buông theo bội tín
Chúng được kêu mời hãy vươn lên, mà chẳng một ai ngóc đầu dậy
Hỡi Ep-ra-im, Ta từ chối ngươi sao nổi!
Hỡi It-ra-en, Ta trao nộp ngươi sao đành!…
Trái tim Ta thổn thức, ruột gan Ta bồi hồi
Vì Ta là Thiên Chúa chứ không phải người phàm» (Hs 11,1-9).
Đúng là chỉ có trái tim của Thiên Chúa mới đủ sức chịu đựng, và không chỉ chịu đựng suông, mà còn làm hết mọi cách để chinh phục:
«Chúng sẽ bước theo Đức Chúa.
Người sẽ rống lên như sư tử.
Quả thật Người sẽ rống lên,
và từ phía tây, con cái sẽ vui mừng chạy tới»
(Hs 11,10).
Người sẽ rống lên như sư tử.
Quả thật Người sẽ rống lên,
và từ phía tây, con cái sẽ vui mừng chạy tới»
(Hs 11,10).
Gọi hoài mà nó không chịu ngóc đầu dạy thì Thiên Chúa phải rống lên như sư tử…
Phải chăng «tiếng kêu lớn» của Chúa Giêsu trên thánh giá (Mt 27,50 ; Mc 15,37) chính là tiếng «rống như sư tử» của trái tim thiên Chúa :
«Tim thét gào thì miệng phải rống lên» (Tv 38,9).
Trong sách Tin Mừng Gioan sau khi Chúa Giêsu gục đầu trao hơi thở cho loài người, như khi tạo dựng, Thiên Chúa đã hà hơi vào lỗ mũi con người,
>« một người lính lấy giáo đâm vào cạnh sườn Người.
Tức thì máu cùng nước chảy ra.
(Ga 19,34).
Tức thì máu cùng nước chảy ra.
(Ga 19,34).
Thiên Chúa đã vạch trái tim cho chúng ta xem để thấy rõ Ngài đã yêu chúng ta bằng tất cả trái tim của Thiên Chúa : «Ta là Thiên Chúa chứ không phải người phàm».
Lòng dạ của Thiên Chúa là như thế, nên:
Chương trình Chúa ngàn năm tồn tại,
ý định của lòng Người vạn kiếp trường tồn…
Chúa để mắt trông nom người kính sợ Chúa,
kẻ trông cậy vào lòng Chúa yêu thương
Hầu cứu họ khỏi tay thần chết
(Tv 33,11.18-19).
ý định của lòng Người vạn kiếp trường tồn…
Chúa để mắt trông nom người kính sợ Chúa,
kẻ trông cậy vào lòng Chúa yêu thương
Hầu cứu họ khỏi tay thần chết
(Tv 33,11.18-19).
Nhưng chúng ta lại cứ sợ phải làm theo ý Thiên Chúa, vì từ đầu Xa-tan đã gieo vào lòng con người sự nghi ngờ về tình yêu của Thiên Chúa.
Bởi vậy Chúa Giêsu tuyên bố : «Không phải bất cứ ai thưa với Thầy: «Lạy Chúa! Lạy Chúa! là sẽ được vào Nước Trời cả đâu! Nhưng chỉ ai thi hành ý muốn của Cha Thầy, Đấng ngự trên trời, mới được vào mà thôi» (Mt 7,21).
Thánh Phaolô dạy tín hữu Cô-lô-xê bí quyết để biết Thiên Chúa tường tận
Chúng tôi không ngừng cầu xin Thiên Chúa cho anh em
được đầy tràn sự hỉểu biết tường tận ý Người
với tất cả sự khôn ngoan và thông hiểu do Thần Khí tác động.
Như thế anh em sẽ sống được như Chúa đòi hỏi
để làm đẹp lòng người về mọi phương diện,
sẽ sinh hoa trái trong mọi thứ việc lành
và lớn lên về sự hiểu biết Thiên Chúa cách tường tận»
(Cl 1,9-10 ; x. Rm 12,1-2).
được đầy tràn sự hỉểu biết tường tận ý Người
với tất cả sự khôn ngoan và thông hiểu do Thần Khí tác động.
Như thế anh em sẽ sống được như Chúa đòi hỏi
để làm đẹp lòng người về mọi phương diện,
sẽ sinh hoa trái trong mọi thứ việc lành
và lớn lên về sự hiểu biết Thiên Chúa cách tường tận»
(Cl 1,9-10 ; x. Rm 12,1-2).
Thiên Chúa tự gói gọn trong Chúa Giêsu Kitô:
«Vì Thiên Chúa đã muốn làm cho tầt cả sự viên mãn hiện diện ở nơi Người» (Cl 1,19)
«Người cho ta được biết mầu nhiệm ý muốn của Người, theo như điều Người ưa thích mà Người đã định từ trước trong Đức Kitô, để thực hiện kế họach khi thời gian viên mãn : đó là quy tụ muôn loài trên trời dưới đất dưới quyền một thủ lãnh là Đức Kitô.» (Ep1,9-11).
Bởi vậy thánh Phaolô chỉ muốn một điều:
«Tôi coi mọi sự là thiệt thòi, vì giá trị tuyệt vời của việc
biết Đức Giêsu Kitô Chúa của tôi…
biết chính Đức Kitô,
biết quyền năng phục sinh của Người và
biết hiệp thông với những đau khổ của Người
bằng cách trở nên đồng hình đồng dạng với Người
trong cái chết của Người,
với hy vọng được sống lại từ trong cõi chết»
(Pl 3,8-11).
biết Đức Giêsu Kitô Chúa của tôi…
biết chính Đức Kitô,
biết quyền năng phục sinh của Người và
biết hiệp thông với những đau khổ của Người
bằng cách trở nên đồng hình đồng dạng với Người
trong cái chết của Người,
với hy vọng được sống lại từ trong cõi chết»
(Pl 3,8-11).
Chúa Giêsu cho biết:
Sự sống đời đời là họ nhận biết Cha, Thiên Chúa thật duy nhất,
và nhận biết Đấng Cha đã sai đến là Giêsu Kitô»
(Ga 17,3).
và nhận biết Đấng Cha đã sai đến là Giêsu Kitô»
(Ga 17,3).
Chúa Giêsu trả lời tông đồ Tôma : «Nếu anh em đã biết Thầy, anh em cũng sẽ biết Cha Thầy.»
Tông đồ Philipphê xin : «Lạy Chúa, xin tỏ cho chúng con thấy Chúa Cha, như thế là chúng con mãn nguyện» Đức Giêsu trả lời : «Thầy ở với anh em bấy lâu, thế mà anh Philipphê, anh chưa biết Thầy ư? Ai thấy Thầy là thấy Chúa Cha» (Ga 14,7-9).
Tính ra như vậy thì có ba cách biết Thiên Chúa:
biết bên ngòai: biết tiếng và biết tay Thiên Chúa;
biết tường tận là biết lòng Thiên Chúa, biết ý thiên Chúa
và biết gọn là biết Chúa Giêsu Kitô, nơi sự viên mãn của Thiên Chúa cư ngụ;
Thiên Chúa mà trời đất không chứa nổi đã thu mình trở nên nhỏ bé để ở với chúng ta mọi này cho đến tận thế.
L.M.Nguyễn công Đoan, S.J