Hỏi: Thưa cha, Qui chế Tổng Quát Sách Lễ Rôma (GIRM) nhắc bốn lần một tượng Chịu nạn (tượng Thánh giá, crucifix) đặt trên bàn thờ Hy tế. Liệu giờ đây tượng Chịu nạn được dự kiến đặt trên bất cứ bàn thờ nào chăng?
Xin hỏi thêm: tại Mỹ, liệu các linh mục cử hành thánh lễ được phép sử dụng các bài đọc từ cuốn Revised Standard Version, phiên bản Công Giáo, thay cho cuốn New American Bible lectionary, mà nhiều người cho là một bản dịch ít văn học không? - J. M., Kansas City, Missouri, Mỹ.
Đáp: Tôi cho rằng độc giả của chúng tôi nhắc đến bốn số sau đây của Qui chế Tổng Quát Sách Lễ Rôma (GIRM):
"117. Phải có ít là một khăn trải màu trắng trên bàn thờ. Trong mọi cử hành, trên bàn thờ hoặc gần bàn thờ, phải đặt hai, hoặc bốn, hoặc sáu chân nến, có nến thắp; nếu Giám Mục giáo phận cử hành Thánh Lễ, thì đặt bảy chân nến. Ðàng khác, trên bàn thờ hay gần bàn thờ phải đặt thánh giá có hình Chúa chịu nạn. Có thể mang theo chân nến và thánh giá có hình Chúa chịu nạn khi rước chủ tế vào hành lễ. Trên bàn thờ, có thể đặt sẵn một sách Tin Mừng khác với sách Bài Ðọc, trừ khi sách Tin Mừng này được mang theo khi rước chủ tế vào hành lễ.
"122. Khi tới bàn thờ, vị tư tế và các thừa tác viên cúi mình sâu.
Nếu có mang thánh giá có hình Chúa chịu nạn trong khi đi rước, thì đặt thánh giá gần bàn thờ để thành thánh giá bàn thờ. Chỉ để một thánh giá thôi, nên nếu có rồi thì đem thánh giá đi rước cất đi. Ðèn thì đặt trên bàn thờ hay bên cạnh; sách Tin Mừng, thì đặt trên bàn thờ.
"188. Khi tiến ra bàn thờ, thầy giúp lễ có thể mang thánh giá đi giữa hai người giúp cầm nến cháy. Khi tới bàn thờ, thầy đặt thánh giá gần bàn thờ, để thành thánh giá bàn thờ, nếu không thì đem cất vào nơi xứng đáng. Rồi thầy về chỗ của mình trong cung thánh.
"350. Trên hết, phải lưu tâm đến những gì có liên quan trực tiếp đến bàn thờ và cử hành Thánh Lễ, như thánh giá bàn thờ và thánh gia cầm khi rước kiệu” (bản dịch tiếng Việt của Lm. Phanxicô Xaviê Nguyễn Chí Cần, giáo phận Nha Trang).
Cần lưu ý rằng các số trên đây không thực sự sử dụng thuật ngữ "tượng Chịu nạn”, mặc dù điều này là rõ ràng trong các số 117 và 122.
Tài liệu này cũng cho phép tượng Chịu nạn được đặt trên bàn thờ hoặc gần bàn thờ. Không có yêu cầu nào nói rằng nó được đặt trực tiếp trên chính bàn thờ.
Điều này cũng được hiểu như thế trong tài liệu "Built of Living Stones” của Hội đồng Giám mục Mỹ liên quan đến trang trí nhà thờ:
"Tượng Chịu nạn § 91. Thánh giá có hình Chúa Kitô chịu đóng đinh là một lời nhắc nhở của mầu nhiệm vượt qua của Chúa Kitô. Nó lôi kéo chúng ta đi vào mầu nhiệm đau khổ và làm cho niềm tin của chúng tôi nên hữu hình rằng sự đau khổ của chúng ta khi kết hợp với cuộc thương khó và cái chết của Chúa Kitô dẫn chúng ta đến sự cứu chuộc. Nên có một tượng Chịu nạn 'được đặt trên bàn thờ hoặc gần bàn thờ, và ... được toàn cộng đoàn phụng vụ nhìn thấy’. Bởi vì một tượng Chịu nạn được đặt trên bàn thờ và khá lớn, cho toàn cộng đoàn phụng vụ nhìn thấy, cũng có thể gây cản trở tầm nhìn của các hành động diễn ra trên bàn thờ, các lựa chọn thay thế khác có thể là thích hợp hơn. Tượng Chịu nạn có thể treo phía trên bàn thờ hoặc gắn trên tường cung thánh. Một tượng Chịu nạn dùng trong cuộc rước, có kích thước vừa đủ, được đặt trong một nơi có thể được mọi người nhìn thấy sau cuộc rước, là một tùy chọn tốt. Nếu tượng Chịu nạn dùng trong cuộc rước được sử dụng cho mục đích này, kích thước và trọng lượng của tượng Chịu nạn không nên gây khó khăn cho người mang thánh giá trong cuộc rước. Nếu đã có một tượng Chịu nạn trong cung thánh, tượng Chịu nạn dùng trong cuộc rước được đặt ngoài tầm nhìn của cộng đoàn sau cuộc rước".
Do đó, có nhiều sự tùy chọn hợp lệ được cung cấp liên quan đến vị trí của tượng Chịu nạn trên bàn thờ, và luật hiện nay không ưu tiên một giải pháp nào hơn một giái pháp khác.
Người ta cũng được biết rằng trước khi trở thành Giáo hoàng, Đức Thánh Cha Biển Đức XVI ủng hộ việc sử dụng một tượng Chịu nạn khá lớn trên bàn thờ, như là một phương tiện để thiết lập điều mà Ngài gọi là một phía Đông phụng vụ, hoặc một phương tiện hướng linh mục và tín hữu về mầu nhiệm trung tâm của sự cứu chuộc, vốn được hiện diện và biểu tượng bởi tượng Chịu nạn.
Trong triều đại giáo hoàng của Ngài, sự hiện diện của một tượng Chịu nạn lớn trên bàn thờ đã trở thành quen thuộc trong các Thánh lễ giáo hoàng, và cho đến nay đã được tiếp tục bởi Giáo Hoàng Phanxicô.
Bằng cách này, các Giáo hoàng giảng dạy thông qua gương mẫu và tập tục phụng vụ tốt. Tuy nhiên, không có sắc lệnh hoặc văn bản pháp lý nào khác được ban hành để thiết lập một sự thay đổi trong luật lệ. Vì vậy, hiện nay các Qui chế tổng quát của Sách Lễ Rôma (GIRM) vẫn duy trì tính hợp lệ và hiệu lực pháp luật.
Không luật lệ nào có thể là một sự lựa chọn có chủ ý về phía các Giáo hoàng, cũng như không có sự chấm dứt một cuộc tranh luận mở, liên quan đến tập tục tốt nhất trong lĩnh vực này, và dành chỗ cho sự uyển chuyển trong các tình hình mục vụ khác nhau.
Về câu hỏi thứ hai: Các linh mục nên tuân theo các bản văn phụng vụ đã được phê duyệt bởi Hội đồng Giám mục của mỗi quốc gia. Họ không nên sử dụng các bản văn khác đã được phê duyệt bởi Hội đồng Giám mục quốc gia khác. Một ngoại lệ là một Thánh Lễ bằng tiếng Anh ở các nước có ngôn ngữ khác. Trong trường hợp này, bất kỳ bản văn tiếng Anh nào đã được phê duyệt có thể được sử dụng. (Zenit.org 17-6-2014)
Nguyễn Trọng Đa
25 thg 10, 2014
Tượng Chịu nạn được đặt trên mọi bàn thờ không?
Được đăng bởi: Unknown on 25 thg 10, 2014 | 25.10.14
Giáo Xứ Thánh Tâm:Mời các bạn tham gia đóng góp ý kiến, bình luận cho bài viết này. Đóng góp ý kiến, để trang nhà được hoàn thiện và phát triển hơn. Đóng góp ý kiến
Bài Liên Quan
Đăng nhận xét
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Hôm nay:
Giờ Thánh Lễ
NGÀY CHÚA NHẬT:
- Thánh Lễ I: 5 giờ 30.
- Thánh Lễ II: 9 giờ 30.
- Thánh Lễ III: 17 giờ 30.
NGÀY THƯỜNG:
- Thánh Lễ I: 5 giờ 00.
- Thánh Lễ II: 17 giờ 30.
ĐC: 542 Hùng Vương - Pleiku - Gia Lai.