18 thg 10, 2013

Thư của Thánh Giám mục Cuénot – Có thể bạn đã biết.

Được đăng bởi: Unknown on 18 thg 10, 2013 | 18.10.13

Ban mục vụ Truyền thông giáo phận xin giới thiệu Thư của Thánh Giám mục Cuénot Thể nói lên lòng ao ước của Ngài mở những con đường truyền giáo lên vùng Thượng và Lào. Chúng tôi xin chuyển ý lá thư đó qua tiếng Việt và kèm theo văn bản bằng tiếng Pháp để quí vị cảm được “LỬA TRUYỀN GIÁO” của Ngài như thế nào trong năm đức tin (2013) này. Đồng thời trong năm, giáo phận mừng nhiều kỷ niệm : 165 năm khởi đầu truyền giáo (1848 – 2013), 160 ba người anh em dân tộc đầu tiên được lãnh Bí tích Thánh Tẩy (1853 – 2013), 100 năm xây dựng nhà thờ chính tòa Kontum (1913-2013), 81 năm thành lập địa phận tông tòa (1932 -2013), 80 năm giám mục đầu tiên của địa phận Kontum – Đức cha Jannin Phước – 10 năm giám mục chánh tòa của Đức Cha Hoàng Đức Oanh (2003 -2013).
Tâm tình chúng ta trong những giây phút này là Tạ ơn Thiên ChúaTri ân Đức Thánh Giám mục Cuénot Th đã có “TẦM NHÌN SÂU SẮC”, “LỬA TRUYỀN GIÁO NỒNG THẮM”, và “HY SINH VÔ BẾN BỜ” cho công cuộc truyền giáo miền Thượng. Nhưng hoài bảo truyền giáo của Ngài như chưa  hiện thực trọn vẹn : ĐẤT LÀO vẫn còn như thúc đẩy chúng ta tiến bước loan báo Tin Mừng bằng lời cầu nguyện và hy sinh ngày càng nhiều hơn :”Lúa chín đầy đồng mà thợ gặt còn thiếu, xin Chủ ruộng sai thêm thợ gặt”.
Đó là thách đố cho những năm tới.
GPKONTUM (17.10.2013) KONTUM
XIN KÍNH MỜI
.
Thư của Thánh Giám mục Cuénot
DÂN LÀO, NHỮNG NGƯỜI THƯỢNG
“Tôi hết lòng ao ước đi Battambang, vì tôi hi vọng ở đó tôi sẽ mở được con đường đến Lào,… Đã từ lâu tôi nghĩ đến những người Lào đáng thương, dường như họ có những ước muốn được gia nhập vào Tôn giáo của chúng ta” (Chantabuon, 1833).
“Đức Cha của Metellopollis đang chuẩn bị cho một công cuộc vĩ đại : mở một cánh cửa mới cho Tin Mừng. (M.Jeanne, 02.1837)
“Đầu năm tôi đã gửi hai Thừa sai để…mở đường đến Lào. Tôi đã hy vọng mọi việc sẽ thành công…nhưng…họ đã bị bắt [Miche et Duclos] (ad Praefeet. S.C.P.F., 7 janv.1843).
Nếu chúng ta có thể đạt được, như tôi hy vọng sẽ mở được công việc truyền giáo nơi nhưng người thượng phía Tây, tôi có rất nhiều điều để yêu cầu các bạn; nhưng vì tôi không biết thời khắc mà Thiên Chúa Quan Phòng đã đánh dấu cho việc này, nên chúng ta phải chờ đợi thêm. (M.Jurines, 28.01.1843).
Nếu chúng ta có thể vượt qua ranh giới phía Tây, chúng ta rất cần đến một xứ truyền giáo gọi là Xiêm, không khác Lào bao nhiêu (13.02.1843).
Các bạn tưởng chừng tôi sẽ làm hết sức có thể để gửi những Thừa sai đến với những người Thượng ở phía Tây. Thế thì tôi sẽ chỉ cần 12 hay 20 nhà Thừa sai.
Tôi quan tâm gửi các Thừa sai đến với người Thượng… nhưng có những trở ngại hầu như không thể vượt qua. Vấn đề là thâm nhập vào một đất nước hoàn toàn tùng phục ma quỷ và cứu hàng triệu linh hồn ra khỏi đó. Với mọi nỗ lực, sẽ không thể làm gì để cấm chúng ta thâm nhập. Vì thế các bạn hãy cầu xin gửi công trình này cách đặc biệt cho Trái Tim Rất Thánh Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ Maria. Nếu Mẹ Maria ở cùng ta, chắc chắn ta thành công (02.02.1846).
Lúc này có hai nhóm lên đường, từ Phú Yên và Bình Định. Nếu có thể, một nhóm khác, có một Thừa sai dẫn đầu, cũng sẽ khởi hành trễ hơn từ Bình Định…. Các bạn được Hội Đồng cho phép đến Mr.Libois (Macao) để gửi cho tôi ba thừa sai đầu tiên có thể thích hợp với nước Lào, nghĩa là, trẻ trung, nhiều năng khiếu về ngôn ngữ, sức khỏe tốt, có tính cương quyết, v.v… Tiếp theo sẽ phải định cư tại nước đó và thiết lập ở đó những trạm dừng để đảm bảo việc liên lạc, vì trước tiên các thừa sai sẽ phải định cư xa nhất có thể dọc biên giới An Nam (03.02.1846).
Tôi không nói gì với các bạn về những hy vọng của chúng ta cho việc thâm nhập vùng “cao nguyên”. Phải biết rằng chẳng chóng thì chày công việc này sẽ thành công với sự giúp sức của Thiên Chúa. Nhưng nó sẽ tiến triển một cách chậm rãi. Tuy nhiên chúng ta đã thành công trong việc san bằng nhiều khó khăn (à MM, les Dir.03.01.1847)
Với việc truyền giáo cho người Thượng, tôi xin các bạn số tiền hằng năm là 5000 quan. Cuối cùng, dường như những nỗ lực lâu dài của tôi sẽ đạt được thành công. Thế là cứ một năm một linh mục bản địa ở giữa họ và hy vọng được giữ nguyên ở đó (aux Cons.centr. P.P.F. 14.02.1848).
Cuối cùng tôi đã nhận được tin tức của hai linh mục được gởi đi khai mở việc truyền giáo cho người Thượng…. Họ đã xây một ngôi nhà, làm ruộng, v.v…. Ma quỷ gây cho họ hàng ngàn trở ngại; nhưng đó là việc của nó. Tôi hy vọng nhiều vào sứ vụ này (à MM, lus Dir.22.12.1848).
Phải thật kiên nhẫn và không được hăng hái như ngựa…. Phải đi đến đó từ từ (từng tí một) (à M.Fontaine, 04.02.1851).
Cho tới bây giờ, tất cả làm tôi hy vọng vào thành công của việc thâm nhập vùng Thượng; nhưng việc này cần thời gian, nhân lực, tiền bạc. Vì vậy hãy gửi cho tôi nhân lực và tiền bạc, và dĩ nhiên thành công sẽ vượt quá những hy vọng của các bạn, quá lớn đến nỗi chúng có thể. Mỗi năm hãy gửi cho tôi hai đồng nghiệp biết một vài việc có ích cho việc dạy dỗ những tín đồ mới của họ. – sau những kế hoạch của tôi, tôi hy vọng sứ vụ truyền giáo xứ Thượng, một khi ổn định, sẽ có thể tự túc được.
Năm cuối, để bảo đảm cho việc thâm nhập thành công, tôi tin rằng cần thiết gửi MM. Dégouts và Dourisboure kết hợp với MM. Fontaine và Combes. Họ không ở chung : MM. Fontaine và Dourisboure sẽ đến xứ Lào. M.Combes sẽ ở với người Bahnar, và có lẽ sẽ ghé qua vùng người Jrai; M.Dégouts sẽ ở trong vùng lân cận để chăm sóc những người An Nam, các học sinh, v.v… và gầy dựng những cơ sở giáo dục (aux dir.02.03.1851).
Hết sức cần thiết thành lập một tiểu chủng viện nơi người Thượng, hướng về Lào. Không phải lo lắng, những học sinh của chúng ta sẽ có thể ở đây đông như ta muốn và chúng ta có thể tiếp nhận vào đây những đứa trẻ của những bộ lạc thượng khác nhau mà ở cùng chúng ta trong Giáo Hội (au conseil P.P.F 02.1851).
Tôi sẽ không nói gì với các bạn về việc truyền giáo cho những người Thượng, rồi e rằng tôi bị buộc phải phủ nhận…Sứ vụ này sẽ càng mang lại hoa trái dồi dào hơn mong đợi. (aux Dir.05.03.1853).
Lettres du Bx.Cuénot
LE LAOS, LES SAUVAGES
“Je désire de tout coeur aller à Battambang, car j’espère par là m’ouvrir une voie au Laos…. Il y a longtemps que je pense aux pauvres Laotiens, qui paraissent avoir tant de dispositions pour embrasser notre Sainte Religion” (Chantaboun, 1833).
“Mgr. de Metellopolis se prépare à une expédition bien belle: ouvrir une nouvelle porte à l’Evangile” (M.Jeanne, 02.1837).
“Principio anni proeteriti misi duos Missionnarios ad…. viam ad Laos aperiendam. Sperabam rem prospere cessuram …sed…capti fuerunt” [Miche et Duclos] (ad Praefeet. S.C.P.F., 7 janv.1843).
Si nous parvenons, comme je l’espère, à ouvrir une Mission chez les Sauvages de l’Ouest, j’aurai beaucoup de choses à vous demander; mais comme j’ignore le moment que la Divine Providence a marqué pour cela, il faut encore attendre (à M.Jurines, 28.01.1843).
Si nous parvenons à franchir notre limite Ouest, nous aurons grand besoin d’un missionnaire parlant bien le siamois, qui diffère oeu du laotien (13.02.1843).
Vous supposez bien que je ferai tout mon possible pour lancer des Missionnaires chez les Sauvages de l’Ouest. Alors seulement il me faudra des Missionnaires par douzaines et vingtaines….
Je m’occupe d’envoyer des Missionnaires chez les Sauvages…mais il y a des obstacles presqu’insurmontables. Il s’agit de pénétrer dans un pays entièrement soumis au démon et de lui arracher des millions d’âmes. Que d’efforts ne va-t-il pas faire pour nous en interdire l’entrée. Veuillez donc prier de recommander très spécialement cette entreprise à l’Archiconfrérie du très Saint et Immaculé Coeur de Marie. Si Marie est pour nous, le succès ne peut être douteux (02.02.1846).
Dans ce moment 2 bandes se mettent en route, par le Phú-yen et Bình-dinh. S’il est possible, une autre, ayant celle-là un Missionnaire à sa tête, partira auusi plus tard de cette dernière province…. Obtenez que le Conseil donne l’ordre à Mr.Libois (Macao) de m’envoyer à là première réquisition 3 missionnaires qui puissent convenir pour le Laos, c’est-à-dire, jeunes, beaucoup de facilités pour la les langues, forte santé, caractère ferme, etc…Il faudra de suite s’emparer du pays et y établir une ligne de  stations qui  aassure les communications, car les missionnaires devront d’abord s’établir le plus loin possible des frontières annamites (03.02.1846).
Je ne vous dis rien de nos espérances pour l’entreprie “ultramontaine”. Il faut que tôt ou tard elle réussisse, Dieu aidant. Mais elle avance lentement. Cependant on est déjà parvenu à aplanir plusieurs difficultés (à MM, les Dir.03.01.1847).
Je vous demande une somme annuelle de 5.000 frs. Pour la mission des Sauvages. Il parait que mes longs efforts seront enfin couronnés de succès. Voilà un an qu’un Prêtre indigène est au milieu d’eux et espère s’y maintenir (aux Cons.centr. P.P.F. 14.02.1848).
J’ai recu dernièrement des nouvelles des deux Prêtres envoyés ouvrir la mission des Sauvages….Ils ont bâti une maison, font des champs, etc…. Le diable leur suscite mille embarras; mais c’est son métier. J’espère beaaucoup de cette mission (à MM, lus Dir.22.12.1848).
Il faut être boeuf patient et non cheval fougueux…. Il faut y aller de fil en aiguille (à M.Fontaine, 04.02.1851).
Jusqu’ici tout me fait espérer le succès de l’entreprise des Sauvages; mais elle demande du temps, des hommes, de l’argent. Envoyez-moi donc des hommes et de l’argent, et le succès passera certainement vos espérances, si grandes qu’elles puissent être. Envoyez-moi chaque année 2 confrères sachant quelques métiers utiles pour les enseigner à leurs néophytes. – D’après mes plans j’espère que la mission des Sauvages une fois établie pourra se suffire à elle-même.
L’année dernière, pour assurer le succès de l’entreprise, j’ai cru nécessaire d’envoyer MM.Dégouts et Dourisboure rejoindre MM. Fontaine et Combes. Ils ne resteront pas ensemble : MM.Fontaine et Dourisboure entreront au Laos; M.Combes restera chez les Bahnars, et passera peut-être chez les Jarai; M.Dégouts restera dans son voisinage pour prendre soin des annamites, des élèves,etc… et jeter les fondements du collège (aux dir.02.03.1851).
Il est tout nécessité d’établir le petit séminaire chez les Sauvages, vers le Laos. Nos élèves pourront y être aussi nombreux que nous le voulons sans crainte d’être inquiétés, et nous pourrons y admettre aussi les enfants des différentes tribus sauvages qui nous paraitront propres à l’état ecclésiastique  (au conseil P.P.F 02.1851).
Je ne vous dirai rien de la Mission des Sauvages, crainte d’être obligé de me dédire ensuite…. Elle portera des fruits d’autant plus abondants qu’ils se seront fait plus attendre (aux Dir.05.03.1853).